Viêm khớp là một trong những căn bệnh liên quan đến xương khớp và đang có mức độ ngày càng trẻ hóa. Việc hiểu rõ những đặc điểm của bệnh là điều vô cùng quan trọng để mỗi người đưa ra được hướng điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ sự rối loạn trong hoạt động và cấu trúc của xương. Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ trở nên khó khăn trong việc đi lại. Thêm vào đó là xuất hiện những cơn đau từ ê ẩm đến dữ dội tại các khớp. Một số triệu chứng khác thường gặp của căn bệnh này đó là khớp bị sưng, đỏ và nóng.
Viêm khớp có 100 loại khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Nếu tình trạng viêm khớp không được điều trị kịp thời, các dây chằng sẽ bị tổn thương và chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị tàn phế.
Các dạng viêm khớp
Bệnh khớp là gì? Bệnh xương khớp thường có 100 loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Viêm xương khớp: Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do bị chấn thương hoặc có mối liên quan đến bệnh gout, viêm khớp dạng thấp. Các tổn thương xảy ra ở các khớp sụn và sụn. Khi bị viêm xương khớp, các khớp sẽ bị biến dạng và lệch ra khỏi vị trí. Không chỉ vậy, các lớp sụn còn trở nên thô ráp và bị bào mòn. Từ đó tạo điều kiện cho các gai xương xuất hiện. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cột sống, hông, bàn tay và đầu gối.
- Viêm khớp dạng thấp: Là căn bệnh liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Ban đầu, vị trí tổn thương là màn hoạt dịch, sau đó mới lan sang vị trí khác. Đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp nhất đó là phụ nữ có độ tuổi từ 40 đến 50.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp còn gồm các loại khác như:
- Thoái hóa đốt sống cổ.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Đau cơ xơ hóa.
- Lupus.
- Viêm khớp vẩy nến.
- Bệnh gout
- Viêm khớp thứ phát.
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp – ruột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp
Thông thường, bệnh viêm khớp xảy ra là do xuất phát từ hai nguyên nhân. Đó là nguyên nhân tại khớp và nguyên nhân ngoài khớp.
- Nguyên nhân tại khớp: Chủ yếu là do khớp bị thoái hóa, bào mòn hoặc bị chấn thương.
- Nguyên nhân ngoài khớp: Do sự tăng axit uric gây nên sự rối loạn trong chuyển hóa và làm tổn thương đến cấu trúc của khớp.
Một số nguyên nhân khác:
- Do di truyền.
- Do bị nhiễm trùng.
- Do sự chuyển hóa bất thường dẫn đến tình trạng bị gout giả.
- Do hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng.
Thông thường, sự xuất hiện của những dạng viêm khớp là do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Trong số đó có loại không xác định được rõ nguyên nhân.
Những yếu tố như nhiễm trùng, chấn thương , hút thuốc lá hay do tính chất nghề nghiệp thường gây ảnh hưởng đến gen và làm tăng thêm mức độ trầm trọng của căn bệnh viêm khớp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng quyết định đến việc có kiểm soát được tình trạng bệnh khớp hay không. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay có nguồn gốc từ động vật, mức độ của căn bệnh viêm khớp sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do chúng sẽ gây nên những phản ứng kích thích đến hệ miễn dịch.
Không chỉ vậy, việc hấp thụ hàm lượng purin có trong rượu vang đỏ, hải sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout hình thành. Chính vì vậy, bạn cần hết sức cân nhắc khi sử dụng các loại thực phẩm này.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Tùy thuộc vào các dạng viêm khớp khác nhau mà biểu hiện, triệu chứng của chúng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, các triệu chứng bệnh viêm khớp thường phát triển từ mức độ dần dần đến đột ngột. Các cơn đau có thể nhanh chóng biến mất hoặc diễn ra trong một thời gian dài.
Một số triệu chứng, biểu hiện của bệnh khớp điển hình:
- Xuất hiện những cơn đau: Các cơn đau có thể chỉ xảy ra ở một vị trí cụ thể như khớp tay, khớp chân hoặc lan sang những khu vực khác nhau. Đây là dấu hiệu bệnh khớp dễ nhận biết nhất.
- Khớp bị sưng: Biểu hiện dễ thấy nhất là lớp da bên ngoài bị đỏ tấy và sưng. Ngoài ra, khi sờ tay vào, bạn sẽ thấy vùng da này ấm hơn bình thường.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường hay xảy ra vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc do phải làm việc, giữ nguyên một tư thế trong suốt khoảng thời gian dài. Có trường hợp bị cứng khớp ngay vừa khi tập thể dục.
- Khó khăn trong việc đi lại: Các cơn đau nhói ở các khớp thường cản trở hoạt động và khiến cho bạn không thể đứng lên, ngồi xuống một cách thoải mái và dễ dàng.
- Một số triệu chứng bệnh khớp kèm theo: Khó thở, sút cân, ngứa ngáy và phát ban đỏ.
Đối tượng nào dễ bị viêm khớp
Hầu hết các đối tượng ở những độ tuổi khác nhau đều có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh khớp. Tuy nhiên, bệnh xảy ra chủ yếu ở những trường hợp:
- Người cao tuổi và trung niên: Tuổi càng cao, sự rối loạn chuyển hóa và chấn thương càng trở nên trầm trọng. Từ đó tạo điều kiện cho căn bệnh viêm khớp phát triển.
- Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp nhiều hơn là nam giới.
- Người làm các công việc nặng nhọc hoặc ngồi lâu ở một tư thế trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp. Dấu hiệu bệnh khớp điển hình là đau nhức các khớp xương và khó khăn trong việc đi lại.
- Người bị chấn thương sau tai nạn.
- Người béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên khớp và đẩy nhanh tốc độ viêm khớp vốn sẵn có.
- Người bị rối loạn trong trao đổi chất.
- Những trường hợp ăn uống không đủ chất cũng thúc đẩy quá trình của căn bệnh viêm khớp.
Chẩn đoán viêm khớp
Để chẩn đoán viêm khớp, bắt buộc người bệnh phải làm theo các bước như sau:
- Khám bệnh: Các bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng cũng như thăm khám sự vận động của các khớp. Thêm vào đó là thực hiện các xét nghiệm để xác định mức độ tràn dịch khớp.
- Thực hiện các xét nghiệm: Tốc độ máu lắng, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm thận, gan, chụp Xquang phổi, tim, làm điện tim đồ.
- Chụp Xquang các khớp: Nhằm mục đích phát hiện những sự thay đổi trong cấu trúc của xương.
- Chụp xạ hình của xương: Nhằm xác định hình dạng của xương khớp cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa ở các khớp. Đây là phương pháp được áp dụng ở nhiều bệnh viện lớn.
- Thực hiện các xét nghiệm khác: Xét nghiệm anti CCP, định lượng các yếu tố ở dạng thấp…
Điều trị bệnh viêm khớp như thế nào?
Bệnh khớp và cách điều trị tốt là hai trong số các vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Để chữa trị bệnh khớp, bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
– Điều trị nội khoa
Sử dụng các loại thuốc Tây là biện pháp điều trị nội khoa được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân của mình.
Tùy theo từng loại viêm khớp mà các bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm, giảm đau khác nhau. Người bệnh cần phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ.
- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: Nổi bật với những biệt dược ibuprofen, mobic…
- Thuốc chứa thành phần Corticoid.
– Điều trị ngoại khoa
Điều trị bệnh khớp bằng việc sử dụng biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Các khớp không thể vận động được.
- Uống nhiều loại thuốc Tây nhưng tình trạng bệnh không hề có chút tiến triển.
- Ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một số phương pháp phẫu thuật bệnh đau khớp điển hình: Phẫu thuật nhằm làm cứng khớp, phẫu thuật tạo hình khung xương…
– Vật lý trị liệu
Bệnh khớp và cách điều trị bằng vật lý trị liệu cũng là một phương pháp để người bệnh làm thuyên giảm các cơn đau nhức do viêm khớp gây ra. Đồng thời tăng cường sự lưu thông và tuần hoàn máu ở các khớp.
Tuy nhiên, để chữa bệnh khớp bằng cách thực hiện các bài tập này, người bệnh cần phải có sự kiên trì. Có như vậy thì tình trạng bệnh lý mới được cải thiện.
– Chế độ sinh hoạt, điều trị tại nhà
- Thường xuyên rèn luyện thể chất bằng các bài tập để tăng sự dẻo dai cho các khớp. Bơi lội, đi bộ hay tập yoga là những môn thể thao mà người bệnh nên thực hiện mỗi ngày.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi và sắt. Đặc biệt trong chế độ ăn hàng ngày cần cắt giảm tinh bột để hạn chế tình trạng béo phì.
Phòng ngừa viêm khớp ra sao?
Để phòng ngừa căn bệnh viêm khớp, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Hiểu rõ nguyên nhân bệnh khớp để biết cách chủ động phòng ngừa hiệu quả.
- Luôn duy trì khối lượng cơ thể ở mức ổn định, tránh ăn quá nhiều chất béo và tinh bột để hạn chế tình trạng tăng cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp xương.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày.
- Tăng cường uống nhiều nước. Nước có vai trò bôi trơn các sụn khớp. Việc thường xuyên uống nước sẽ tạo nên lớp màng để bảo vệ khớp. Từ đó ngăn ngừa căn bệnh viêm khớp hiệu quả.
- Hạn chế làm những công việc nặng nhọc hoặc mang vác nặng.
- Nên rèn luyện thói quen đi lại vận động khi phải ngồi ở một tư thế quá lâu. Đồng thời cần ngồi đúng tư thế khi học tập hoặc làm việc.
- Điều trị kịp thời các chấn thương, nhất là khi bị bong gân, trật khớp.