Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị tại nhà

Viêm đa khớp là tình trạng viêm nhiễm ở nhiều khớp xương gây nên các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người mắc bệnh. Chứng bệnh xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt tỷ lệ người bị viêm đa khớp chiếm 20% trong tổng số những người mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam

Bệnh viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng viêm khớp, đau nhức xảy ra ở vị trí 5 khớp xương trở lên. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ người cao tuổi đến người trẻ, phụ nữ, nam giới,… đều có thể mắc bệnh. Triệu chứng bệnh viêm đa khớp ở mỗi người là khác nhau, do những nguyên nhân khởi phát không giống nhau, do đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Người bệnh có thể bị viêm khớp trong tình trạng cấp tính hoặc kéo dài hơn 6 tuần trở thành mãn tính. Khớp xương bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập dẫn đến viêm đa khớp và có thể phát triển thành bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấplupus ban đỏ hệ thống hoặc xuất hiện hội chứng Sjogren.

Viêm đa khớp là bệnh lý hàng đầu gây bại liệt, khiến người bệnh khó khăn trong vận động, di chuyển. Thống kê về bệnh viêm đa khớp của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ cho kết quả như sau:

+ 80% người bệnh viêm đa khớp bị hạn chế khả năng vận động, cần đến sự giúp đỡ của người thân trong sinh hoạt hàng ngày.

+ 25% bệnh nhân viêm đa khớp phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động, không thể đi lại hoặc không thể cử động tay chân.

Nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp là bệnh mãn tính ảnh hưởng lớn đến chất lượng và cuộc sống của người mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh khởi phát trong đó có các nguyên nhân bệnh lý dưới đây:

  • Khớp xương bị viêm do các chứng bệnh gout, viêm khớp vảy nến
  • Nhiễm trùng do vi rút như: Ross River, virus viêm gan, quai bị, Parvovirus, bệnh sởi và HIV/AIDS.
  • Viêm đa khớp khởi phát do ảnh hưởng của suy gan, suy thận.
  • Hoạt động lưu thông máu trong động mạch bị cản trở bởi chứng viêm mạch máu hoặc bệnh viêm khớp tế bào.

Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh viêm đa khớp (đối tượng từ 18 đến 79 tuổi), trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bên cạnh yếu tố bệnh lý, có một số nguyên nhân khác tác động khiến bệnh viêm đa khớp khởi phát như:

  • Sinh hoạt không khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,…
  • Tuổi tác: Hệ thống xương khớp của người cao tuổi bắt đầu quá trình lão hóa tự nhiên nên dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây tổn thương, xương khớp thoái hóa
  • Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm đa khớp hoặc một số chứng bệnh viêm khớp thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Triệu chứng của bệnh khác nhau ở mỗi giai đoạn. Người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện sau đây:

Viêm đa khớp giai đoạn khởi phát

Người bệnh thường có các triệu chứng như:

  • Sốt nhẹ
  • Sút cân, mệt mỏi, người đổ nhiều mồ hôi
  • Các đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì

Bệnh có thời gian khởi phát khoảng vài tuần sau đó tiến triển xấu đi nếu không được điều trị kịp thời, kèm theo các triệu chứng như phát ban, đau họng.

Viêm đa khớp ở giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này người bệnh có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức ở khớp xương, tình trạng viêm khớp xuất hiện tại nhiều vị trí như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân, các ngón… và có thể lan rộng ra các khớp khác.
  • Viêm khớp có tính chất đối xứng
  • Có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, di chuyển, vận động khó khăn, phải xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút mới cử động bình thường được. Hiện tượng này có thể kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ.
  • Tại vị trí trên xương – dưới da, xương chày, quanh khớp cổ tay hoặc gần khớp khuỷu tay có xuất hiện các hạt
  • Người bệnh sốt cao (có thể lên tới 41ºC), cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao thiếu sức sống, giảm cân nhanh chóng.

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Các triệu chứng trên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Trong trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Theo kết quả nghiên cứu thì có khoảng 10 – 15%  trường hợp bệnh nhân có thể bị teo cơ xung quanh khớp,  dẫn đến tình trạng bị liệt cơ có nguy cơ tàn phế mất khả năng đi lại sinh hoạt suốt quãng đời còn lại. Do đó có thể khẳng định viêm đa khớp là 1 căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và chữa trị sớm nhất có thể

Một số biến chứng cụ thể như:

  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp, teo cơ hoặc thậm chí người bệnh có nguy cơ cao bị tàn phế
  • Dính khớp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng co quắp vùng khớp, tay và chân bị biến dạng
  • Viêm đa khớp gây tác động xấu đến hệ thần kinh, xương khớp, cột sống, tim mạch, da, mắt, phổi. Có tới 30% người bệnh viêm đa khớp gặp phải tình trạng xơ vữa động mạch, suy tim…
  • Tỷ lệ thụ thai bị suy giảm ở nữ giới

Trong trường hợp nghiêm trọng người bệnh viêm đa khớp có thể rơi vào trầm cảm, thậm chí là rối loạn tâm thần.

Ai có nguy cơ mắc viêm đa khớp

Viêm đa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến có thể gặp phải ở nhiều người. Không chỉ thường gặp ở người cao tuổi trên 60, bệnh còn xuất hiện ở người trung niên, ngay cả trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:

  • Người có thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Người cao tuổi: Mặc dù tỷ lệ người bệnh viêm đa khớp có xu hướng trẻ hóa nhưng người cao tuổi vẫn là đối tượng mắc bệnh tương đối cao.
  • Phụ nữ dễ mắc viêm đa khớp hơn nam giới.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh viêm đa khớp hoặc mắc các bệnh xương khớp.

Bệnh viêm đa khớp được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh ảnh hưởng rất lớn, quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị trong tương lai. Để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra các khớp có gặp phải tình trạng sưng tấy hay không
  • Điều tra dịch tễ, tiền sử mắc bệnh của gia đình người bệnh để xác định yếu tố di truyền
  • Kiểm tra chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc
  • Điều tra các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bệnh nhân đã từng hoặc đang sử dụng

Bên cạnh đó để chắc chắn chẩn đoán chính xác bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc dịch khớp để xác định các loại viêm nhiễm
  • Chụp X quang: Dựa vào hình ảnh để tìm ra những vị trí khớp xương bị viêm nhiễm, tổn thương
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Cho hình ảnh mô mềm (gân, sụn, dây chằng, xương) rõ nét hơn chụp X quang tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán bệnh.
  • Nội soi khớp: Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp này để xem xét kỹ hơn tổn thương trong ổ khớp.

Điều trị viêm đa khớp

Có nhiều cách chữa trị viêm đa khớp người bệnh có thể lựa chọn theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc

Thuốc là cách điều trị bệnh được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi mắc bệnh viêm đa khớp. Sử dụng những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.

Một số loại thuốc giảm đau bác sĩ có thể kê cho người bệnh như:

+ Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đây là nhóm thuốc giúp kháng viêm, giảm nhanh triệu chứng đau nhức bằng cách ức chế enzyme và protein gây viêm.

+ Corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm dựa trên nguyên tắc ức chế phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

+ Hydroxychloroquine: Hỗ trợ điều tiết hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm viêm.

+ Thuốc chống đau bụng điều chỉnh bệnh: Ức chế hệ thống miễn dịch, thường được sử dụng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

+ Thuốc chống TNF: Nhóm thuốc này giúp hạn chế, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, người bệnh cần kết hợp với một số loại thuốc khác để nhận được hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp.

+ Thuốc giảm đau không kê đơn: Trong trường hợp người bệnh có những cơn đau đột ngột, dữ dội có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng những biện pháp cải thiện tình trạng bệnh tại nhà. Một số cách khắc phục cơn đau do viêm đa khớp gây ra như sau:

  • Tập luyện các bài tập phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh như bơi lội, đi bộ,…
  • Tắm nước ấm và chườm nóng giúp giảm đau hiệu quả.

Điều trị viêm đa khớp bằng Đông Y

Bên cạnh việc dùng thuốc và sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông Y. Đây là cách điều trị an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả tương đối tốt cho người bệnh. Một số bài thuốc Đông Y trị viêm đa khớp bệnh nhân có thể tham khảo dưới đây:

  • Thuốc sắc từ cây trinh nữ tẩm rượu: Rễ cây trinh nữ tẩm rượu trong vòng 20 phút rồi rang khô, sau đó cho vào ấm với 600ml nước, đun đến khi nước còn lại 1 nửa thì dừng. Người bệnh chia nước thuốc thành 3 bát và uống trong ngày. Thực hiện liên tục để nhận được hiệu quả tích cực nhất.
  • Thuốc sắc từ lá lốt: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đun cùng 2 bát nước, đun lửa nhỏ liu riu đến khi nước còn lại nửa bát. Để thuốc nguội và uống sau khi ăn tối. Dùng liên tục trong 10 ngày liên tiếp sẽ nhận được hiệu quả.
  • Đắp thuốc: Bạn chuẩn bị ngải cứu, gừng và hành. Đem tất cả giã nát và cho vào chảo xào nóng rồi đổ vào một tấm vải sạch, mỏng. Sau đó dùng để đắp lên vùng khớp bị viêm. Người bệnh đắp thuốc trong khoảng 1 tuần, đến khi khớp hết sưng đau.

Biện pháp phòng ngừa viêm đa khớp

Viêm đa khớp là bệnh viêm khớp mãn tính, nếu chúng ta có ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ xương khớp thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ thấp hơn. Cụ thể chúng ta cần:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn môn thể thao phù hợp
  • Giữ ấm cơ thể để giảm tình trạng viêm nhiễm
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ để bảo vệ khớp xương và cải thiện chức năng vận động
  • Thay đổi thói quen xấu, tư thế không đúng gây ảnh hưởng đến khớp xương
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *