Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, giúp cải thiện chức năng thận, tuần hoàn máu tốt hơn. Vậy thực chất cách chữa này có hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!
Phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu có thực sự đem lại hiệu quả?
Thận yếu là tình trạng bệnh xảy ra khi chức năng thận bị suy yếu. Theo Đông y, thận là một bộ phận vô cùng quan trọng với mọi hoạt động của cơ thể con người. Nó thực hiện chức năng bài tiết, loại bỏ độc tố, đóng góp vào quá trình sản sinh hormone, tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, cân bằng điện giải. Nếu cơ quan này bị tổn thương, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn.
Bấm huyệt là phương pháp Đông y không sử dụng thuốc chữa bệnh, thường dùng những tác động vật lý (lực từ ngón tay), ấn vào những huyệt đạo liên quan tới bộ phận bị suy yếu trên cơ thể. Nhờ có lực này, các dây thần kinh và mạch máu được thoải mái hơn, làm giảm tình trạng trì trệ và dần dần làm biến mất các triệu chứng của bệnh.
Bấm huyệt không phải là phương pháp có thể dùng để chữa trị độc lập, cần được kết hợp với những biện pháp khác mới giúp bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Ưu – Nhược điểm của bấm huyệt
Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt:
Biện pháp không sử dụng các loại dụng cụ y tế, chỉ phụ thuộc vào bàn tay khéo léo, tinh tế của các bác sĩ hay kỹ thuật viên nên sẽ không làm tổn thương đến các bộ phận trên cơ thể.
Bấm huyệt không sử dụng thuốc nên sẽ không có tình trạng gặp tác dụng phụ, cũng như không có tình trạng “nhờn” thuốc.
Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp ổn định khí huyết, kinh mạch, ngăn ngừa những yếu tố hại xâm nhập từ bên ngoài, nguy cơ tái phát thấp.
Phương pháp này cũng khá an toàn và tiết kiệm kinh tế.
Cuối cùng, đây là cách giúp cho người bệnh thư giãn tinh thần và tăng cường sức khỏe.
Tuy vậy, phương pháp này cũng còn một nhược điểm: Người bệnh cần chọn đúng cơ sở bấm huyệt uy tín, được thực hiện bởi những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Nếu tự bấm huyệt tại nhà hoặc ở những cơ sở không có giấy phép, khả năng bấm sai kỹ thuật rất cao, làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như có thể để lại biến chứng.
Những tác dụng phụ mà bấm huyệt để lại
- Để lại những vết đau nhức ở các vị trí bấm huyệt.
- Xuất hiện vết sưng, vết bầm tím.
- Có hiện tượng buồn nôn nhẹ.
Những đối tượng không được bấm huyệt
- Người bệnh có vùng da bị lở loét nhiễm trùng, có vết thương hở.
- Phụ nữ có thai, đặc biệt là ở cuối kỳ thai.
- Người có tiền sử bệnh viêm dây thần kinh, người bị tắc nghẽn mạch máu…
- Người mắc chứng đông máu.
- Người bị một số bệnh khác như: Viêm vòi trứng vỡ, viêm ruột thừa, thủng dạ dày,…
Các vị trí huyệt đạo chữa thận yếu
Vị trí huyệt đạo phổ biến để chữa thận yếu
- Thận du huyệt: Vị trí huyệt nằm tại gai đốt sống số 2 ngang tầm 1.5 thốn. Đây là huyệt thứ 23 trong kinh bàng quang. Thận du huyệt giúp ích thuỷ, minh mục, thông nhĩ, điều thận khí… Chủ yếu điều trị các bệnh di mộng tinh, liệt dương, thận hư,…
- Đại trường du huyệt: 2 vị trí huyệt nằm ở hai phía cột sống, nằm cách 1.5 thốn từ điểm đốt xương sống 16. Đại trường du huyệt chủ trị đau lưng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, liệt chi dưới,…
- Tiểu trường du huyệt: Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống 18, ngang 1.5 tấc. Công dụng: Trị bệnh đau bụng dưới, bệnh trĩ, bệnh đái nhắt, bệnh đái dầm,…
- Quan nguyên du huyệt: Huyệt này nằm phần dưới của đốt sống số 17, ngang cũng tầm 1.5 tấc. Công dụng hiệu quả trị đau lưng do thận yếu, đầy bụng, tiêu chảy,…
- Bàng quang du huyệt: Vị trí huyệt ở dưới đốt sống số 19, đo được ngang dài 1.5 tấc. Bấm huyệt này giúp chữa đau bụng, đau lưng, bộ phận sinh dục bị sưng, táo bón,…
- Hội dương huyệt: Huyệt này nằm ở vị trí khá đặc biệt, trên 2 bên xương cụt. Điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ, liệt dương, khí hư và một số bệnh do thận yếu rất hiệu quả.
- Thừa phù huyệt: Huyệt nằm ở giữa nếp gấp của mông, trị đau hông cũng như các dây thần kinh xung quanh.
- Thứ liêu huyệt: Vị trí nằm tại điểm giữa chỗ lớp giáp với xương sống, lỗ hổng số 2. Bấm thứ liêu huyệt trị đau lưng do thận yếu, chân tay tê bì, yếu ớt, di tinh, liệt dương, khí hư, nguyệt san không ổn định,…
Các bước thực hiện bấm huyệt
Quy chuẩn bấm huyệt chuẩn hiện nay bao gồm 5 bước:
➢ Bước 1: Bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ chuyên môn, được bắt mạch và chẩn đoán tình trạng thực tế bệnh thận yếu.
➢ Bước 2: Bác sĩ đưa ra phác đồ cụ thể để tư vấn cho bệnh nhân: Phác đồ đưa ra phù hợp với tình trạng bệnh tình, sức khỏe, kinh tế,… của người bệnh.
➢ Bước 3: Bắt đầu bước vào trị liệu:
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm theo tư thế phù hợp để bấm huyệt, thả lỏng cơ thể cũng như thư giãn đầu óc để buổi trị liệu đạt hiệu quả cao.
- Vệ sinh và sát khuẩn vùng da bấm huyệt.
- Thực hiện các động tác xoa bóp trên vùng da chuẩn bị bấm huyệt.
- Định vị vị trí các huyệt đạo và thực hiện kỹ thuật bấm huyệt.
➢ Bước 4: Sau khi thực hiện xong buổi trị liệu, người bệnh được nghỉ ngơi và theo dõi sức khoẻ.
➢ Bước 5: Hẹn lịch khám và lần trị liệu tới.
Một vài lưu ý khi áp dụng bấm huyệt chữa thận yếu
Vừa bấm huyệt vừa xoa bóp sẽ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giải quyết những ứ trệ ở vùng bị tổn thương.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc đều đặn, thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh.
Tìm kiếm những hoạt động thể chất phù hợp để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.